Lợi ích mang lại khi sử dụng gỗ ván ép công nghiệp

Lợi ích mang lại khi sử dụng gỗ ván ép công nghiệp
Ngày đăng: 04/07/2021 09:05 AM

    Sử dụng gỗ ván ép công nghiệp đang là một trong những xu hướng trang trí hiện đại và sang trọng. Với những ưu điểm vượt trội về tính thẩm mỹ cũng như độ bền và đặc biệt là giá thành nên ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Hãy cùng tìm hiểu về loại gỗ này qua bài viết dưới đây nhé!

    Ứng dụng của gỗ ván ép công nghiệp là gì?

    Gỗ ván ép công nghiệp là loại vật liệu được tạo ra bằng cách sử dụng các chất kính dính để liên kết các phần tử của gỗ lại với nhau. Các phần tử gỗ có sự đa dạng về kích thước, tạo nên những loại gỗ công nghiệp khác nhau.

    Cụ thể, liên kết các dăm gỗ lại với nhau, chúng ta có ván dăm; liên kết các sợi gỗ lại tạo thành ván sợi mdf; sử dụng các phần tử gỗ dạng bột ta có ván hdf; các lớp gỗ mỏng xếp chồng lên nhau tạo thành ván dán hay những thanh gỗ ghép lại với nhau tạo thành gỗ ghép thanh.

    Với thành phần từ 70-85% nguyên liệu gỗ tự nhiên và tính thẩm mỹ cao, các loại ván ép công nghiệp được nhiều người ưa thích sử dụng. Đặc biệt là trong thi công các không gian kiến trúc và sản xuất các sản phẩm đồ nội thất gỗ, nhằm tôn lên vẻ đẹp hiện đại, sang trọng, tạo nét cuốn hút độc đáo.

    • Ứng dụng để sản xuất các đồ nội thất gia đình: cửa phòng, tủ bếp, giường, kệ tv, bàn ghế,…
    • Ứng dụng để thi công không gian kiến trúc gia đình
    • Ứng dụng để sản xuất các đồ nội thất tại văn phòng, các không gian công cộng: bàn làm việc, tủ tài liệu, ghế xem phim, bàn học,…
    • Ứng dụng để thi công không gian kiến trúc công cộng: cửa phòng, vách ngăn,…

    gỗ ván ép công nghiệp

    Ưu và nhược điểm của gỗ ván ép công nghiệp

    Do nhu cầu sử dụng gỗ của con người ngày một tăng khiến lượng gỗ tự nhiên không đủ cung ứng và bị sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến sự thiếu hụt gỗ tự nhiên kết hợp với nhu cầu sử dụng gỗ lớn của con người dẫn đến sự ra đời của các vật liệu thay thế, trong đó có gỗ ép công nghiệp. Dần dần trong quá trình sản xuất gỗ ép công nghiệp, người ta kết hợp thêm một vài thành phần để tăng chất lượng, độ bền cho gỗ. Dây chuyền sản xuất gỗ ép công nghiệp cũng ngày một tân tiến và hiện đại hơn để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

    gỗ ván ép công nghiệp

    1. Ưu điểm của gỗ ván ép công nghiệp

    So với gỗ tự nhiên, gỗ ván ép công nghiệp mang những ưu điểm vượt trội.

    •  Giá thành rẻ

    Gỗ ván ép công nghiệp được nhận định là 1 loại vật liệu mang tính kinh tế cao. Gia công gỗ công nghiệp đơn giản, tiết kiệm được chi phí nhân công. Cùng với đó, nguyên liệu đầu vào của các loại ván ép công nghiệp cũng dễ kiếm, giá rẻ nên giá thành của gỗ công nghiệp thấp hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên. Đây cũng chính là 1 trong những lý do hàng đầu khiến gỗ công nghiệp ngày càng được nhiều khách hàng tin dùng.

    • Ít bị cong vênh, co ngót, biến dạng khi sử dụng

    Đây được coi là 1 đặc điểm ưu việt của gỗ công nghiệp so với các loại gỗ tự nhiên. Các loại gỗ công nghiệp trước khi đưa ra thị trường đều đã được xử lý kỹ thuật để tránh tình trạng bị cong vênh, co ngót và biến dạng khi sử dụng. Do vậy, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng những món đồ nội thất được làm từ loại vật liệu này.

    • Có thể sản xuất hàng loạt, thi công nhanh chóng

    Gỗ công nghiệp bán trên thị trường có dạng tấm với các loại kích thước tiêu chuẩn, chỉ cần cắt, ghép, dán,… khi sản xuất các món đồ nội thất nên thời gian thi công nhanh chóng và có thể sản xuất hàng loạt với mẫu mã giống hệt nhau.

    • Gỗ công nghiệp mang phong cách trẻ trung, hiện đại

    Các loại ván ép công nghiệp đều mang phong cách đơn giản, hiện đại với giá trị công năng cao, rất thích hợp với những căn hộ mang phong cách hiện đại.

    2. Nhược điểm 

    • Độ bền kém hơn gỗ tự nhiên

    Gỗ công nghiệp nhìn chung có khả năng chịu nước, chịu lực và tính đàn hồi thấp hơn so với gỗ tự nhiên. Chính bởi vậy, tuổi thọ của những món đồ nội thất gỗ công nghiệp thường chỉ kéo dài từ 5 – 10 năm và còn phụ thuộc rất lớn vào cách sử dụng của người dùng. Đây không phải 1 thời gian dài đối với đồ nội thất nhưng cũng là khoảng thời gian lý tưởng để bạn có thể thay mới phong cách cho không gian sống của mình bằng những sản phẩm hợp thời hơn.

    • Bề mặt ván ép công nghiệp không thể trạm trổ các họa tiết trang trí như gỗ tự nhiên

    Do đặc điểm cơ lý với độ cứng cao, ít tính đàn hồi mà bề mặt gỗ công nghiệp không thể có những họa tiết được trạm trổ như trên gỗ tự nhiên. Thay vào đó, bạn cũng có thể làm đẹp cho sản phẩm nội thất của mình bằng các loại giấy trang trí như laminate hay melamine, acrylic,…

    Gỗ ván ép công nghiệp nào được ưa chuộng hiện nay

    gỗ ván ép công nghiệp

    1. Ván ép công nghiệp MFC:

    Melamine Face Chipboard hay còn viết tắt là MFC, đây là loại ván gỗ dăm được phủ Melamine. Nguyên liệu chính để làm nên loại gỗ MFC này là các loại gỗ rừng ngắn ngày như bạch đàn, cao su, keo. Ván ép MFC được chia thành hai loại khác nhau như MFC lõi xanh chịu ẩm và MFC thường.

    Trong đó, gỗ MFC lõi xanh với tính năng chịu ẩm được dùng để sử dụng ở những nơi có độ ẩm không khí cao hoặc môi trường ẩm ướt. Còn gỗ MFC thường dùng để gia công các loại vật dụng thường ngày như bàn làm việc, bàn học sinh, kệ sách, tủ quần áo.

    Ưu điểm nổi bật của ván ép công nghiệp MFC là tuổi thọ cao, có thể kéo dài từ 10 – 15 năm mà chất lượng không hề thay đổi, không nứt nẻ, cong vênh.

    2. Ván ép công nghiệp HDF:

    HDF là viết tắt của High Density Fiberboard, là loại ván ép công nghiệp có quy trình sản xuất đặc biệt. Đầu tiên, bột gỗ nguyên liệu được luộc và sấy khô trong môi trường có nhiệt độ cao từ 1000 đến 2000 độ C. Sau đó, phần nguyên liệu này sẽ được xử lý nhựa và sấy khô bằng dây chuyền sản xuất hiện đại.

    Để tạo độ cứng và chống mối mọt thì phần bột gỗ vừa xử lý sẽ được pha cùng một vài chất phụ gia khác, sau đó cho hỗn hợp này vào máy ép để ép với áp suất cao nhằm đảm bảo độ kết dính chặt chẽ, không bị tách lớp khi sử dụng.

    Ván ép công nghiệp HDF có nhiều điểm nổi trội so với các loại ván ép công nghiệp khác như  khả năng cách âm cực tốt nên thường sử dụng trong các phòng ngủ, phòng học, phòng thu, phòng karaoke. Tính đến nay thì dòng ván ép công nghiệp HDF có khoảng 40 màu sắc khác nhau, rất đa dạng để người tiêu dùng thoải mái lựa chọn.

    3. Ván ép công nghiệp MDF:

    Ván ép công nghiệp MDF (High Density Fiberboard) sử dụng nguyên liệu chính là gỗ vụn, nhành cây sau đó cho vào máy nghiền để tạo thành các sợi gỗ Cellulo. Các sợi này sau đó được tẩy rửa tạp chất, khoáng chất và nhựa còn tồn đọng bên trong. Sau đó để có thể kết dính thì chúng sẽ được trộn chung vào keo, chất kết dính và chất bảo vệ gỗ.

    Ván ép công nghiệp MDF được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên nguyên liệu làm ra chúng:

    • Ván ép MDF trơn: Được phủ một lớp sơn PU.
    • Ván ép MDF chống nước: Được phủ thêm một lớp keo kháng ẩm, kháng nước trong quá trình sản
      xuất.
    • MDF Veneer: Được dán một lớp Veneer mỏng trên bền mặt nên tính thẩm mỹ cao, thoạt nhìn không khác gì gỗ tự nhiên và thường được dùng để chế tạo đồ nội thất, trang trí nhà cửa.
    Zalo
    Hotline